Sau khi thiết kế , sẽ triển khai đơn giá thi công và xây dựng nhà kho – nhà xưởng để gửi đến khách hàng. Ở mỗi công ty xây dựng sẽ có sự khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, sự chênh lệch này thường không nhiều bởi giá cả đều bám sát theo thị trường của lĩnh vực này.

Việc thiết kế nhà kho chất lượng, đảm bảo tối ưu mọi mặt từ công năng, kỹ thuật tới thẩm mỹ là điều cần thiết. Trong bài viết này, sẽ chia sẻ với bạn những yêu cầu, cách thiết kế nhà kho và gợi ý 10 mẫu thiết kế nhà kho chuyên nghiệp mà chúng tôi thực hiện được khách hàng đánh giá cao.

Yêu cầu của một hồ sơ thiết kế nhà kho

Để thiết kế nhà kho đảm bảo đạt chuẩn chất lượng và đáp ứng được mục đích sử dụng, đòi hỏi đơn vị thiết kế phải chuẩn bị đầy đủ về hồ sơ thiết kế. Đây là một trong những quy trình đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ, chất lượng của công trình. Việc lập hồ sơ thiết kế nhà kho cũng cần đáp ứng đúng tiêu chuẩn.

Nội dung chính của hồ sơ thiết kế nhà kho

  • Sơ đồ mặt bằng tổng thể của công trình, sơ đồ kết cấu, sơ đồ công nghệ và công trình phụ hỗ trợ.
  • Hồ sơ thiết kế kiến trúc.
  • Bản vẽ thiết kế nhà kho và phối cảnh của công trình.
  • Hồ sơ thiết kế về kỹ thuật điện, PCCC và xử lý nước – chất thải trong kho.
  • Kết cấu đường nội bộ của kho ra ngoài.

Trước khi tiến hành lập hồ sơ, đơn vị thiết kế cần khảo sát công trình, tìm hiểu và nghiên cứu kỹ khu vực cần thi công của chủ đầu tư. Đồng thời, đơn vị thiết kế cũng cần nắm bắt ý tưởng và yêu cầu của chủ đầu tư để đưa ra giải pháp thiết kế, thi công nhà kho chuyên nghiệp cho phù hợp, đảm bảo tối đa hóa công năng khi sử dụng.

Quy trình thiết kế nhà kho sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Lập dự toán cơ bản theo hợp đồng.
  • Bước 2: Thiết kế tổng mặt bằng của công trình theo sơ đồ công nghệ áp dụng.
  • Bước 3: Sơ đồ thiết kế mặt bằng công trình và bản vẽ phối cảnh tổng thể.
  • Bước 4: Triển khai lập hồ sơ thiết kế nhà kho về kỹ thuật, bao gồm kết cấu công trình, sơ đồ thi công điện nước, nhà xe, đường,…
  • Bước 5: Bàn giao hồ sơ thiết kế nhà kho và bản vẽ chi tiết toàn bộ công trình cho chủ đầu tư.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà kho

Sản phẩm thiết kế nhà kho

Theo kinh nghiệm thiết kế nhà xưởng, nhà kho đa dạng loại hình thì hồ sơ thiết kế nhà kho cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quan trọng sau:

Địa điểm đặt nhà kho

  • Địa điểm nhà kho phải được bố trí tại địa điểm phù hợp điều kiện quy hoạch; đảm bảo yêu cầu thuận lợi về cung cấp điện, nước, thoát nước, xử lý ô nhiễm & giao thông.
  • Không đặt nhà xưởng, kho chứa hóa chất sát khu dân cư, vị trí kho đảm bảo yêu cầu công nghệ bảo quản hóa chất và đạt bên ngoài nhà xưởng sản xuất, dễ dàng cho xe vận chuyển và chữa cháy.

Bố trí mặt bằng nhà kho

  • Bố trí mặt bằng kho xưởng theo hạng mục công trình hợp lý với công năng rõ ràng.
  • Diện tích nhà xưởng đáp ứng quy định hiện hành; đảm bảo các điều kiện môi trường về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió; giao thông nội bộ bố trí hợp lý.
  • Đối với những nhà kho hóa chất khi thiết kế cần tuân thủ nguyên tắc an toàn về nguy cơ cháy, đổ tràn, tách riêng các chất có khả năng phản ứng.

Kết cấu và bố trí kiến trúc nhà kho

  • Nhà kho cần có lối thoát hiểm theo hai hướng, có chỉ dẫn rõ ràng và được thiết kế thuận lợi cho trường hợp khẩn cấp;
  • Kho được thông gió trên mái, tường bên dưới mái hoặc gần sàn nhà;
  • Sàn nhà không thấm chất lỏng, bằng phẳng không trơn trượt, không có khe nứt để chứa nước rò rỉ, chất lỏng đổ tràn hay nước chữa cháy đã nhiễm bẩn;
  • Vật liệu xây dựng cách nhiệt, không dễ bắt lửa, khung nhà gia cố chắc chắn bằng bê tông hoặc thép.

Điều kiện về trang thiết bị nhà kho

  • Thiết bị sản xuất đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, có lịch bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ.
  • Các thiết bị, phương tiện an toàn được trang bị đầy đủ.
  • Hệ thống xử lý khí thải, chất thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Điều kiện về phương tiện vận chuyển và vận hành

  • Phương tiện vận chuyển hóa chất đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển, đảm bảo yêu cầu phòng ngừa rò rỉ, phát tán, lẫn các loại hóa chất, bao bì không phù hợp, có dấu cảnh báo trên phương tiện.
  • Vận hành an toàn tại kho hóa chất với biện pháp hoặc kế hoạch phòng ngừa, ứng phó cụ thể; Có nội quy về an toàn hóa chất, hệ thống báo hiệu ở mức nguy hiểm; Hệ thống vận hành đảm bảo an toàn, vệ sinh nghiêm ngặt; Nhân viên vận hành áp dụng chỉ dẫn về Phiếu an toàn hóa chất của tất cả hóa chất lưu trữ và vận chuyển, hướng dẫn về công tác an toàn, vệ sinh, xử lý sự cố.
  • Bố trí hóa chất trong kho tách biệt chất nguy hại với khu vực ra vào thường xuyên, có khoảng trống giữa tường với các kiện hóa chất lưu trữ gần tường nhất và có lối đi lại bên trong thoáng gió, không cản trở thiết bị ứng cứu PCCC.

Các loại nhà kho

Khi thiết kế và xây nhà kho bạn cần phải xác định được rõ loại hình nhà kho loại hàng, mục đích sử dụng của mình. Nhà kho được áp dụng cho rất nhiều mục đích, loại hàng hóa lưu trữ khác nhau. Tuy nhiên, để dễ dàng phân biệt, hiện nay người ta chia nhà kho thành 2 loại chính:

  • Phân loại theo đặc thù hàng hoá
  • Phân loại kho hàng theo chuỗi phân phối hàng hoá

Phân loại theo đặc thù hàng hóa

Theo đặc thù hàng hóa, nhà kho sẽ được chia thành 3 loại cơ bản:

Loại 1 – Kho hàng sản phẩm

Nhà kho lưu trữ tất cả các sản phẩm đã hoàn thành hay thành phẩm cuối cùng của dây chuyền sản xuất, sẵn sàng cung cấp cho khách hàng.

Loại 2 – Kho linh kiện

Bao gồm tất cả các loại nguyên vật liệu đầu vào và cả bán thành phẩm của các công đoạn con để làm nguyên liệu cho các công đoạn sau đó.

Loại 3 – Kho vật liệu đóng gói

Bao gồm các loại bao bì, Pallet, nilon, dây buộc,… dùng cho việc chứa đựng, đóng gói.

Phân loại kho hàng theo chuỗi phân phối hàng hóa

Theo chuỗi hàng hóa, nhà kho được chia thành 5 loại cơ bản bao gồm:

Loại 1 – Kho hàng phân phối

Dùng để lưu trữ lương thực, thực phẩm. Hàng hóa bố trí đều trong kho dân dụng của thành phố, được phân cách bởi những khoảng cách cần thiết đối với khu ở và khu công cộng.

Loại 2 – Kho trung chuyển

Loại kho hàng phục vụ việc chuyển giao hàng hóa, tài sản trước khi phân phối đi nơi khác hay  từ phương tiện này sang phương tiện khác. Kho thường được bố trí ở những nơi thuận lợi nhất cho việc giao thông như gần đường lớn, tàu ga, bến cảng, sân bay.

Loại 3 – Kho công nghiệp

Loại kho phục vụ cho các hoạt động của nhà máy và thủ công nghiệp, thường được bố trí cạnh khu công nghiệp hoặc trong khu công nghiệp.

Loại 4 – Nhà kho vật tư, vật liệu – phụ liệu

Là nơi phục vụ chủ yếu cho các khu công nghiệp, được bố trí thành cụm ở phía ngoài hoặc cạnh các đầu mối giao thông.

Loại 5 – Kho lưu trữ quốc gia ngoài đô thị

Loại kho đặc biệt do nhà nước quản lý, được bố trí tại các nơi lưu trữ an toàn, điều kiện bảo vệ chặt chẽ.

Quy trình thiết kế nhà kho

Việc thiết kế nhà khung thép tại công ty NamTrungCons bao gồm các bước sau:

Bước 1: Gặp gỡ khách hàng, tiếp nhận yêu cầu, mong muốn thiết kế từ khách hàng

Công ty sẽ điều nhân viên kỹ thuật đến gặp mặt trực tiếp khách hàng để trao đổi. Từ đây, nhân viên sẽ tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với công việc thiết kế nhà kho, nhà xưởng sắp thực hiện.

Sau khi hỏi thăm và tư vấn, nhân viên sẽ có thể có được những thông tin cần thiết cho việc thiết kế bản vẽ kỹ thuật. Hình dạng như thế nào? Kết cấu thép ra sao? Diện tích xây dựng hết phần đất hay chỉ một phần? Có thể chứa được bao nhiêu tấn hàng? Có thể chứa hàng hóa loại gì ? Kho lạnh hay kho khô? Và các tiêu chí khác.

Bước 2: Khảo sát địa điểm, mặt bằng thi công nhà kho

Nhân viên thiết kế nhà kho của namtrungcons sẽ đến tận nơi để khảo sát địa điểm, đo đạc diện tích, tìm hiểu về địa chất nơi đây để có thể thu thập một số thông tin sau:

  • Diện tích thi công. Diện tích tổng.
  • Mục đích sử dụng của nhà kho, nhà xưởng sau này.
  • Hướng gió, hướng nắng. Khí hậu khu vực sẽ thi công.
  • Yêu cầu riêng của khách hàng.
  • Và nhiều thông tin khác.

Bước 3: Hoàn thành bản vẽ kỹ thuật, ký hợp đồng thiết kế nhà kho

Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành lên ý tưởng, thiết kế bản vẽ bao gồm các thông số kỹ thuật về nhà kho, nhà xưởng, nhà thép tiền chế.

Cũng trong thời gian này, nhân viên kinh doanh sẽ liên hệ với khách hàng để thống nhất các yêu cầu một lần nữa trước khi ký kết hợp đồng thiết kế nhà kho, nhà xưởng, nhà khung thép tiền chế.

Bản thiết kế thi công sẽ được trình lên khách hàng để nhận phản hồi, chỉnh sửa và bổ sung. Tuy nhiên, thời gian chỉnh sửa sẽ không quá gần nhau.

Bước 4: Thiết kế, chỉnh sửa và hoàn thiện bản vẽ 3D

Một cái nhìn toàn cảnh, trực quan là điều cần thiết để tạo sự hài lòng, tin tưởng và an tâm đối với bất kỳ khách hàng nào trước khi thi công.

Sau khi đã thống nhất bản vẽ kỹ thuật của nhà kho, nhân viên sẽ tiến hành dựng mô hình 3D trực quan trình lên khách hàng.

Khi xem bản mô hình 3D, nếu khách hàng có phát sinh yêu cầu, bên công ty sẽ tiếp tục chỉnh sửa cho đến khi hoàn thành.

Sau đó, đội ngũ kiến trúc sư sẽ thiết kế bản vẽ xây dựng, thi công công trình. Chuẩn bị cho quá trình thi công.

Quy trình thi công nhà kho chuyên nghiệp

Để thiết lập sự khác biệt và tạo điều kiện xây nhà kho dễ dàng hơn, các đơn vị xây dựng nhà kho cần có quy trình thi công chuyên nghiệp và cụ thể. Dưới đây là quy trình của Nam Trung – Doanh nghiệp chuyên thiết kế nhà kho – nhà xưởng cũng như thi công các công trình dân dụng, công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Bước 1: Tiếp nhận và bảo quản vật tư trong quá trình xây dựng nhà xưởng cũng như nhà kho, nhà khung thép

Một công trình xây dựng nhà xưởng có cả trăm ngàn vật tư phải quản lý. Một công trình nhà xưởng, nhà kho tại các khu công nghiệp lại càng khó hơn. Nếu không quản lý, bảo quản vật tư tốt thì sẽ gây thất thoát, lãng phí tiền. Tiến độ thi công có thể bị trì trệ. Doanh thu và uy tín của doanh nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng.

Một số vấn đề mà doanh nghiệp thi công có thể gặp phải như:

  • Thiếu hoặc thừa vật tư thi công.
  • Vật tư ghi bằng tiếng nước ngoài, gây khó khăn để nhận diện và sử dụng.
  • Vật tư quá cũ kĩ, khó sử dụng hoặc không thể sử dụng.
  • Cần kiểm tra cẩn thận các loại Bulông – Ốc.

Bước 2: Tiến hành thi công lắp đặt Bulong móng

Công trình nào cũng bắt đầu từ móng. Thay vì đổ bê tông cốt thép như truyền thống, các nhà xưởng nhà kho thép tiền chế sẽ dùng Bu-lông móng để kết nối chặt phần móng bên dưới và trụ cột thép của công trình.

Bước 3: Thi công lắp dựng phần khung chính của nhà kho – nhà xưởng khung thép

Sau khi đã thi công xong phần móng, việc tiếp theo là xây dựng bộ khung cho công trình.

Phần khung chính của nhà kho bao gồm: cột trụ, kèo, xà gồ,…. và nhiều chi tiết khác. Vì trần cao nên phần này phải sử dụng đến cẩu.

Bước 4: Lắp đặt phần mái tôn cho nhà kho, nhà xưởng

Sau khi đã thi công xong phần khung chính, đội ngũ thi công sẽ tiến hành lắp mái tôn trên nóc của nhà kho.

Vì phải thực hiện trên cao, việc lắp đặt, căn chỉnh mái tôn phải diễn ra cẩn thận, đúng quy trình. Bước đầu tiên là lấy dấu cho từng tấm tôn. Tiếp theo mới đến phần lắp mái tôn. Vì mái nhà kho rất rộng nên sẽ không có một tấm tôn nào đủ to để che hết phần mái. Giải pháp là ta sử dụng nhiều tấm tôn, tấm sau gối lên tấm trước.

Khi lắp tôn, các điểm nối gối giữa hai tấm tôn phải nằm trên một đường thẳng vuông góc với xà gồ. Việc lắp đặt đúng đẹp sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro khi nhà xưởng, nhà kho đi vào vận hành.

Bước 5: Lắp đặt vách ngăn cho nhà xưởng – nhà kho

Xong bước lợp mái tôn là coi như gần xong công trình. Tuy nhiên, trong một nhà xưởng – nhà kho rộng lớn, người ta sẽ thường phân chia ra để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Vì thế, tùy bản thiết kế mà ta có thêm phần lắp vách ngăn.

Phần lắp vách ngăn dễ dàng và an toàn hơn. Vách ngăn có thể chia đôi, chia ba hoặc chia bốn nhà xưởng. Nếu doanh nghiệp của bạn kiêm luôn cả phần thi công vách ngăn thì không có gì để bàn.

Tuy nhiên, nếu phần thi công vách ngăn là của một đơn vị xây dựng nhà kho khác thì bạn cần liên hệ với họ trước để phần vách ngăn khi được thi công sẽ ăn khớp với phần thép tiền chế đã được lắp đặt trước đó rồi.

Đơn giá thiết kế, xây dựng nhà kho của Công ty NAM TRUNG

XÂY DỰNG NHÀ KHO Đơn giá 2022 (đ/m2)
Nhà xưởng, nhà kho, nhà để xe đơn giản 1,500,000 – 1,900,000
Nhà thép tiền chế cho công trình nhà xưởng khẩu độ lớn 2,500,000

 

Tag: Quảng cáo cần thơ miền tây, quang cao can tho mien tay, quảng cáo cần thơ, quang cao can tho, quảng cáo miền tây, quangcaocanthomientay, quảng cáo cần thơ miền tây .com, quang cao can tho mien tay .com, quangcaocanthomientay.com